Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Sư Minh Tuệ

Sư Minh Tuệ
THICH MINH TUE

  KINH TẠNG FALI , KINH NIKAYA , KINH A HÀM ,


SƯ MINH TUỆ & 13 HẠNH TU ĐẦU ĐÀ

1. Y phục làm bằng những mảnh vải rách.
2. Chỉ dùng ba y.
3. Khất thực mà ăn.
4. Chỉ ăn một bữa vào giờ trưa.
5. Không ăn quá no.
6. Không giữ tiền bạc.
7. Sống độc cư.
8. Sống trong nghĩa địa.
9. Sống dưới gốc cây.
10. Sống ngoài trời.
11. Không ở cố định, thường du hành.
12. Ngồi ngủ, không nằm ngủ.
13. Chỉ dùng bình bát.

Sư minh tuệ

Thích Minh Tuệ


Sư Minh Tuệ








































   KINH NIKAYA Cùng đọc Kinh Tạng Pali do HT. Thích Minh Châu dịch Việt: KINH TRƯỜNG BỘ, KINH TRUNG BỘ, KINH TƯƠNG ƯNG BỘ, KINH TĂNG CHI BỘ, KINH TIỂU BỘ














Nội dung bài Pháp

  1. Sơ lược tiểu sử Sư Thích Minh Tuệ
  2. 44 câu nói của thầy Thích Minh Tuệ đáng để chúng ta suy ngẫm
  3. Hành trình khất thực xuyên việt của Sư Thích Minh Tuệ (lần thứ 4)
  4. Quá trình và nhân duyên xuất ɡia của Sư Thích Minh Tuệ
  5. Lý do thầy Thích Minh Tuệ phát nɡuyện đi bộ hành suốt đời
  6. Sư Thích Minh Tuệ là một vị chân tu đích thực




SU MINH TUE TAI TP.HUE

NHỮNG CÂU NÓI ẤN TƯỢNG CỦA SƯ MINH TUỆ






















Thien Su Thich Duy Luc
 














Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải .PDF
   











ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ



ph.tinhtong.vn



tuvienquangduc.com.au






thienphatgiao.org














⇨ THỌ KHANG BẢO GIÁM




vanphatthanh.org



daitangkinh.net



HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM



NI TRƯỞNG SƯ BÀ HÀI TRIỀU ÂM


ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM - HT.THÍCH THIỆN HOA



































































🏳️‍🌈 Nguyện đem công đức này trang nghiêm Phật Tịnh Độ
trên đền bốn ân nặng dưới cứu khổ ba đường
nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề
hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc.


🌻 Website : maynghephap.wordpress.com


Người Sáng Lập ( ĐẶNG VĂN QUÝ 17/03/1991 )
Đệ Tử Pháp Danh ; Thiện Đức


☛ This is where you support and contact me








 TAM VÔ LẬU HỌC - GIỚI - ĐỊNH HUỆ


  BÁT CHÁNH ĐẠO - TỨ DIỆU ĐẾ 







SƯ THÍCH MINH TUỆ VÀ CUỘC HÀNH TRÌNH TRONG VIỆC HỌC TẬP LỜI PHẬT DẠY 




Lời Đầu tiên 

Cầu cho mọi người mọi nhà đều sống an lành trong hào quang của Chư Phật , Thế giới hoà bình , cuộc sống mọi người ấm no cuộc sống thân tâm luôn an lạc , hạnh phúc , gia đình hoà thuận vui vẻ trong cuộc sống, 

ai nấy đều phát bồ đề tâm bất sát , bất Đạo , bất Dâm. siêng tu Giới - Định - Huệ - , loại bỏ diệt trừ Tham Sân Si Mạn Nghi Dục Vọng, sống và thực hành theo giáo lý của Đức Phật Dạy để mọi người có môt cuộc sống tốt đẹp hơn an vui và hạnh phúc hơn .


Mình  Sinh Ra từ đôi bàn tay trắng 

Mình  Chết đi rồi cũng trắng đôi bàn tay duy có nghiệp chướng luôn đeo bám theo mình .



Vì sao mình phải tu hành vì mình ngu si , vô minh - điên đảo, nên mới bị trôi lăn trong vong vòng luân hồi từ vô lượng kiếp đên nay chịu vô lượng khỗ đau không có ngày thoát ra được  . nay gặp được Phật Pháp mình nên phải nổ lực tu hành để giải quyết chấm dứt sinh tử trong 1 đời này . Có câu đừng đợi tới già mới phát tâm tu đạo , đồng hoang đầy rẫy mộ trẻ thơ , có kẽ hứa hẹn mai mới phát tâm tu , mai lại hẹn mốt hẹn đến đầu bạc răng long , tứ chi không còn linh hoạt được nữa , tai điếc , mắt mù, đủ thứ tật bịnh , lúc đó thân này đâu có chịu nghe lời mình nữa đâu, thật khỗ sở vô cùng vậy.


Nếu tâm mình cứ ham muốn ham thích gì đó nhiều nhất trên cõi đời này thì khi đến lúc mạng chung thứ ấy hiện ra mãi , lúc ấy nó hiện ra mình ham thích truy đuổi nó thì bạn phải lọt thẳng vào vòng luân hồi chịu vô lượng khỗ nữa rồi.


Chúng ta học phật pháp là không đi não hại kẽ khác, là phật tử chơn chánh mình nên phát tâm ăn chay , vì mình còn ham thích ăn thịt chúng sanh là mình còn làm tổn hại đến chúng sanh .


Muốn cho thiên hạ thái bình phải ngưng giết hại ăn thịt chúng sanh các loài

muốn cho yên ổn nước nhà trư phi nhân loại đồng tình ăn chay


Khuyên bảo tu hành , thì bảo tôi chưa rãnh, ngày mai xuống suối vàng không rãnh cũng phải đi


Quỷ vô thường không chừa người già hay trẻ nhỏ , hể tới giờ thì nó phải bắt mình đi rồi.


Lúc đang được làm thân người sao không phát tâm tu hành cầu giải thoát , đợi đến lúc làm thân trâu, bò , heo , dê, thì có muốn tu e rằng chẳng kịp nữa rồi.


Đời người tuổi trẻ qua nhanh chóng chẳng mấy chốc sẽ già bịnh tật rồi phải chết trong sự đau khổ ,  chẳng lưu lại dấu tích phải bỏ lại mọi thứ chẳng mang theo được gì trừ mang theo nghiệp chướng đủ thấy mọi thứ trên đời thật vô thường chẳng có gì 

hằng thương để mình thương tiếc  cả .


Ác nghiệp mình đã gây ra 

không sao trốn khỏi lưới nghiệp

dù lên trời hay trốn xuốn biển 

trốn vào non cao hay chui vào hang núi xuống biển hay vào hang sâu, nghiệp xưa đã tạo tác ra quả bao luôn theo không tách rời .


Kẽ nào chẳng tin nhân quả đều là hàng hạng người đánh mất thiện nhận, thiện quả . Luôn tạo ác nhận phải thọ ác quả trải quá số kiếp nhiều như vi trần luân chuyển trong ác đạo không có ngày xuất ly thật buồn thay vậy .


Đối với tất cả chúng sanh trên cõi đời này khó dứt trừ nhất chính là giết hại và ăn thịt loài chúng sanh 

mà dễ phạm nhất chính là dâm dục.

con trai thì thích ham thích con gái , con gái thì luyến ai con trai .


Mà trong tất cả ác nghiệp lớn nhất cũng là diết hại và dâm dục là tội nặng nhất khiến chúng đoạ lạc sanh tử lâu nhất và khổ sở nhất .


Con người tuổi còn trẻ thì cái khó chế ngự nhất chính là dâm dục

thế thời hiện tại luôn lấy việc sát hại sanh vật và dâm dục để khiêu khích người khác .


Người xưa nói vạn ác dâm đứng đầu đó là đường chết không thể, nếu bạn cứ làm việc dâm dục cũng như đi vào đường chết vậy .


Hành tà dâm là đem thân người làm chuyện súc sanh, khi báo hết mạng tận trước là đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, sau là đọa trong đường súc sanh ngàn vạn ức kiếp chẳng thể thoát khỏi. Hết thảy chúng sanh từ dâm dục sanh nên giới này khó giữ, dễ phạm. 


Nếu gặp kẻ tà dâm thì dạy ngay quả bảo sau khi chết phải đoạ vào địa ngục ôm trụ đồng , thọ hết quả báo sau phải sanh làm các loài chim se sẽ, uyên ương bồ câu.


Nếu gặp kẽ trộm cắp thì dạy họ quả báo kiếp sau sẽ sanh vào chốn bần cùng khỗ sở


Nếu gặp kẻ sát sanh thì dạy họ đời sau sẽ bị quả bảo chết yểu.


Tham lam, keo kiệt ăn một mình thì bị đọa trong loài ngạ quỷ. Nếu sinh làm người thì bần cùng, đói khổ, áo không đủ che thân. Vật ngon thì ăn mọt mình, vật dở thì đem cho người, đời sau sinh trong loài heo, bọ hung.


Cướp giật của cải người, đời sau bị đọa trong loài dê, bị người lột da. Ai thích sát sinh, đời sau sinh làm loài phù du bay trên mặt nước, sáng sinh ra chiều chết đi.

Ai thích trộm cắp tài sản của người, đời sau sinh làm bò, ngựa, nô tỳ đền trả cho nợ cũ.


Ai ưa thích tà dâm vợ người chết bị đọa vào địa ngục, nam thì ôm cột đồng lửa, nữ thì nằm trên giường sắt nóng. Khi bỏ thân người đọa làm gà vịt.


Ai ưa thích vọng ngữ, nói xấu người, chết bị đọa địa ngục, bị rót nước đồng sôi vào miệng, rồi rút lưỡi ra cho trâu cày trên đó. Ra khỏi địa ngục, sinh trong loài chim cú mèo, kên kên, tiếng kêu rất ghê sợ, ai nghe cũng đều kinh hãi, đều cho là quái lạ, nên trù rủa cho nó chết.


Ai ưa thích uống rượu say sưa, phạm ba mươi sáu lỗi, đời sau bị đọa trong địa ngục phân dơ. Ra khỏi địa ngục sinh trong loài ly tinh tinh, sau đó làm người thì ngu si đần độn không biết chi cả.


Người phát tâm tu hành thì lúc nào cũng phản tỉnh , nhất định phải tìm ra lỗi lầm của mình và sau đó là sửa đổi trừ bỏ lỗi lầm thói thư tật xấu của mình không nên chỉ như cái máy chụp hình cứ đi chụp ảnh bươi móc việc xấu của người khác .


Phật pháp có 8 ngàn 4 vạn pháp môn, pháp nào thích hợp với căn cơ của mình thì pháp đó là đệ nhất, chẳng cod pháp nào cao thấp, pháp pháp đều bình đẳng, chỉ cần mình chân thật tu hành không hư dối thì đều thành tựu


Vì sao mình cứ mãi mê muội rồi tạo ra đủ thứ nghiệp ác mà chẳng được giác ngộ vì mình trúng phải thứ độc cực độc là Tham SÂn Si, 3 thứ độc cực độc này hại không biết bao nhiêu người tu đạo .


Xưa kia mình không tin nhân quả nghiệp báo , tạo ra vô số tội nghiệp , Sát Sinh, Tà Dâm , Nói Láo , Sân Hận , ... đều là sai lầm, giờ hiểu được rồi hôm nay đúng hôm qua sai. đối với việc tốt nên duy truỳ tu thiện , đối với việc xấu ác  ta phải dừng lại ngay và trong tâm luôn ăn năn hối cãi thật tâm tu đạo chân chính mới đúng là người con phật .


Xe tang đi trước nhiều người bước theo sau ta thấy người khác chết trong lòng ta xót xa, chẳng phải vì kẻ mất mà lo nghĩ đến phiên ta rồi cũng sẽ chết như họ .


một ngày trôi qua thì mạng sống cũng đang giảm dần, như cá sống trong vũng nước sắp cạn có gì là vui đâu.


Sáng  thì nhìn hoa nở tả tơi , chiều xem hoa rụng thật buồn vơi

đời người đâu khác hoa nở rụng, 

sáng còn tối thật buồn vơi


Ngày đêm luôn nghĩ nhớ tới vô thường mà gắng lo tu niệm chớ đừng buôn lung lười biến mà cam tâm để mình bị đoạ lạc .


Nam Mô A Di Đà Phật


______________________







Bothiphap.Blogspot.com







thích minh tuệ
Su Thich Minh Tue





 

Dùng từ bi hỷ xả đối trị tam độc Tham Sân Si


Nếu người tu đạo không có Tứ Vô Lượng Tâm, tức là làm ngược lại với đạo và dù có tu đến tám vạn đại kiếp, cũng vẫn còn xa Phật đạo đến cả tám vạn bốn ngàn cây số. Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có. Sao gọi là Tứ Vô Lượng Tâm? Tức là từ, bi, hỷ, xả. Vô lượng là không có hạn lượng, có nghĩa là không bỏ dở nửa chừng, hoặc không đến giữa đường rồi tự vạch mức giới hạn cho mình, không muốn tiến tới. Như mới được chút đỉnh đó thì lấy làm đủ và nghĩ là xong rồi. Thật ra, Từ BiHỷ Xả không có lúc nào là đủ cả, mà có được càng nhiều thì càng tốt. Chúng ta nên mở rộng, tăng cường từ bi hỷ xả cho đến khi đạt đến cảnh giới toàn thiện mới thôi.

Người tu hành nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, mình mới có thể giáo hóa chúng sanh và khiến cho chúng sanh lìa khổ được vui.

Tam độc con người là do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo thành. Đó là vì người ta không có tâm từ bi hỷ xả. Cho nên con người bị đọa lạc đời nầy sang đời khác và tạo nghiệp ác ngày càng nhiều thêm.

Từ là có thể cho niềm vui. Chúng ta có cho chúng sanh niềm vui không? Nếu như không có, đó tức là chúng ta không dùng hết lòng từ của mình. Chúng ta nên tiến đến mục tiêu “vô duyên đại từ,” là dùng lòng từ bi đối xử với những người không có duyên với mình. Chúng takhông những thông cảm với người cùng trong hoàn cảnh khó khăn, mà chúng ta cũng nên thông cảm với cả loài động vật trong cảnh hoạn nạn nữa. Nếu có chuyện không may xảy ra, chúng ta nên ra tay tiếp đỡ, giúp chúng sanh thoát vòng khổ hải. Đấy là công việc mà Phật tửnên làm. Chúng ta đừng nên có thái độ dửng dưng, chỉ biết đứng nhìn mà không chịu giúp, vì thế là đánh mất tinh thần cứu thế của Phật Giáo. Trái lại, Phật giáo lấy từ bi làm hoài bão, dùng cửa phương tiện của đạo Phật để tiếp nhận chúng sanh.

Bi là có thể bạt trừ khổ não. Chúng ta có thể bạt trừ sự đau khổcủa chúng sanh không? Nếu không thể, thì đó là vì chúng ta chưa dùng hết lòng bi của mìmh. Chúng ta nên có tư tưởng “đồng thể đại bi,” cũng tức là thấy người chết chìm như chính mình bị chết chìm, thấy người đói như chính mình bị đói. Phật giáo lấy bi làm tông chỉ, vì bi là lòng lân mẫn, thương xót. Trong khi các nhà Nho nói rằng “bi thiên mẫn nhân” lại cũng phù hợp với ý nghĩa trên. Do đó mà biết rằng tư tưởng của thánh nhân trong thiên hạ đều giống nhau, như cùng xuất phát theo vết bánh xe, không tách rời lòng trắc ẩn xót thương. Phật giáo chủ trương từ bi, Nho giáo đề xướng trung thành và tha thứ. Tâm tâm tương đồng, đấy là cốt tủy của tôn giáo, nếu không thì là dị thuyết của ngoại đạo.

Hỷ là tâm vui vẻ. Chúng ta có hoan hỷ vui thích học Phật Pháp không? Chúng ta có sanh ưu sầu, phiền não, hoặc có tâm tư bực dọc không? Nếu quả là có, chúng ta hãy mau sửa đổi, đừng phát sanh tánh tình như thế. Nếu còn chút ít tập khí, rồi dụng công phu từ thất tình lục dục, thì đó là quan niệm sai lầm. Nên hiểu là chúng ta không được tiếp tục có thứ quan niệm sai lầm như thế. Nếu không, chúng ta không thể nào tưởng tượng nỗi hậu quả của nó sẽ ra sao.

Xả là tâm buông xả. Chúng ta có tâm buông xả không? Nếu có, vậy là lớn hay nhỏ? Là nhất thời hay là vĩnh viễn? Xả cái gì? Là phát tâm cho chúng sanh sự vui vẻ, bạt trừ cái khổ của chúng sanh và giúp họ trong hoàn cảnh nguy khốn. Nếu làm được như thế, chúng ta sẽ sanh lòng hoan hỷ đến mức vô hạn, nhưng chúng ta đừng nên chấp vào đó – làm xong việc rồi nên quên hết chứ đừng lưu giữ trong tâm thức. Nếu chúng ta chấp mà không quên được, đó không phải là hạnh nguyện của Bồ Tát. Chúng ta nên có tinh thần thi ân bất cầu báo thì mới được xem là người Phật tử chân chánh.

Tam độc con người là do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo thành. Đó là vì người ta không có tâm từ bi hỷ xả. Cho nên con người bị đọa lạc đời nầy sang đời khác và tạo nghiệp ác ngày càng nhiều thêm. Các nghiệp đó tích tập lại từ ít thành nhiều, vì thế độc tố trên thân thể người ta mỗi ngày một thêm sâu đậm. Loại độc nầy không có thuốc chữa trị, rồi lâu dần sẽ biến thành rắn, rết, bò cạp… Những loài động vật nầy: miệng có độc, đuôi có độc, chân có độc, thân cũng có độc. Tóm lại, có các loại độc hại như vậy, hễ nhẹ thì làm người hôn mê, còn nặng sẽ khiến cho người ta mất mạng. Quả thật đáng sợ vô cùng.

Con người nên có lòng từ bi. Đối với người hay đối với sự việc gì, chúng ta cũng nên chung sống trong cảnh hòa bình và đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thật. Tất cả đều là nghĩ đến người khác, chúng ta không được dùng thủ đoạn cay độc để áp bức người. Người học Phật không được bác bỏ nhân quả, mà phải hết sức chú ý đối với chuyện nhân quả báo ứng! Giả như có người công kích quý vị một cách vô lý, hoặc họ dùng lời lẽ phỉ báng, hoặc dùng hành động hãm hại quý vị, quý vị nên xử lý với họ bằng thái độ điềm tĩnh, không chống đối. Quý vị nên dùng tâm từ bi mà cảm hóa người, gọi là: “Lấy đức báo oán,” khiến họ hồi tâm chuyển ý, biết ăn năn sám hối. Chúng ta nên học theo tinh thần của Bồ Tát Di Lặc, tức là Nhẫn! Nhẫn! Nhẫn! Như vậy thì đao thương tự nhiên sẽ biến thành gấm vóc; mưa sẽ tạnh, trời lại trong, sóng cũng yên, gió cũng lặng. Bằng không, nếu mình không có đủ định lực, không có tánh điềm đạm, chuyện nhỏ thì chửi bới, chuyện lớn thì đánh nhau. Kết quả là hai bên đều bị tổn thương, để rồi cũng như con trai, con cò tranh nhau, rốt cuộc ông câu được lợi, và bọn chúng lại trở thành sản phẩm hy sinh.

Lúc xưa có vị Phật Sống của chùa Kim Sơn vì có định lực nên chẳng sợ bất cứ loại độc hại nào. Bởi Ngài dùng lòng đại bi cảm hóa tất cả những loài động vật có độc, cho nên chúng trở thành bạn thân và tuyệt đối không phá hại Ngài. Trong phẩm Phổ Môn có nói: “Phàm hễ ai niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì có thể cảm hóa”, khiến loài vật có độc cải ác hướng thiện và sẽ không nhiễu hại con người. Khi nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta nên thông suốt các ý nghĩa và hiểu rõ lý lẽ bên trong, có vậy mới được xem là người chân chánh học tập Phật Pháp.

Nhiều người có tư tưởng ham thích những chuyện cao xa, những cái kỳ lạ, diệu huyền. Họ chuyên dụng công vào mấy thứ cảnh giới như thế. Đó là có tư tưởng sai lầm! Chúng ta nên ở tại nơi Từ, Bi, Hỷ, Xả mà dụng công phu. Vậy dụng công phu như thế nào? Trước hết là chúng ta nên dụng công ở chỗ không tranh, không cầu, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Đạo lý nầy tuy nông cạn, nhưng trước tiên chúng ta phải nắm chắc chỗ nông cạn đó, vì từ gần sẽ đến xa và từ cạn mới đến sâu. Chúng ta không nên bàn tán đến những chuyện huyền diệu xâu xa, hay lý luận tràng giang đại hải, để rồi không ai hiểu nỗi, vậy chẳng ích lợi chút nào.

Cho nên nói: “Nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo.” Tâm có thể tạo thiên đường, tâm có thể tạo địa ngục. Mười Pháp Giới không ra ngoài một tâm niệm, do đây chúng ta có thể biết rằng: Tâm niệm nhất động, nghiệp ảnh tùy chi, tức là tâm niệm vừa khởi, bóng nghiệp liền theo. Người xưa có nói:

Ba chấm như chùm sao

Lưỡi câu như trăng khuyết

Mang lông từ đây ra

Thành Phật cũng từ đấy.

Đó là diễn tả về cách cấu tạo của chữ tâm, do vậy chúng ta có thể hiểu rõ được tâm tánh của mình. Nếu đã hiểu rõ được tâm mình rồi, thì giận hờn gì cũng không còn nữa. Tất cả những tranh giành, tham lam, tìm cầu, nhất nhất sẽ không có nữa. Lúc bấy giờ chúng ta mới tự tại thật sự, mới giải thoát thật sự, mới hiểu rõ thật sự về ý nghĩa làm người.

Con người vốn sẵn có Phật tánh, mỗi mỗi chúng ta đều có đầy đủ hết. Tuy nhiên, chúng ta lại vứt đi Phật tánh của mình, bỏ cái gần để tìm cái xa và bám níu vào cái bên ngoài. Chúng ta tìm kiếm những thứ rác rưởi, rồi cho là vật quý giá và xem như bảo bối. Đó thật là vừa tức cười, lại vừa đáng thương hại thay! Tôi hy vọng mọi người đều biết nhận thức ra điều nầy mà hạ thủ công phu, giữ lòng trong sạch, bớt ham muốn và đừng cạnh tranh với đời.

Có người nói: “Tất cả những gì trên thế giới, từ sơn hà đại địa, phòng xá nhà cửa, cho đến cây gai cỏ độc và đất, cây, cát, đá đều là do tâm tạo thành.” Nếu đã biết tất cả đều do tâm tạo, vậy tại sao chúng ta không quét sạch hết rác rến trong tâm để trang nghiêm cho thế giới ở vị lai? Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà được tạo thành, là do lúc xa xưa Ngài vì muốn cho chúng sanh thoát khổ được vui. Do Ngài đã siêng năng tu Lục Độ Vạn Hạnh, và hồi hướng công đức mà tạo ra thế giới Cực Lạc.

Chúng ta cũng nên tạo cho được một thế giới Cực Lạc. Vậy phải tạo như thế nào? Trước hết là chúng ta phải không có thất tình. Thất tình là gì? Đó là hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục; tức là vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham muốn. Khi chúng ta điều phục được bảy thứ tình cảm đó, thì chúng sẽ không thể nào tạo phản dấy loạn nữa. Lúc bấy giờ tâm chúng ta sẽ thái bình vô sự, chuyện khổ sở gì cũng không còn. Vì sao có khổ sở? Vì tâm không được bình yên. Và nếu không có những chuyện khổ, chỉ toàn thọ hưởng các điều vui, như vậy là thế giới Cực Lạc của nhân gian rồi.

Một khi chưa hàng phục được thất tình, đó có thể vì chúng mạnh mẽ thái quá hay là yếu ớt bất cập, không phù hợp với trung đạo, cho nên chúng ta mới điên điên, đảo đảo. Nếu chúng ta hiểu rõ thất tình và có thể hàng phục được chúng, khiến chúng đừng gây sóng gió, tức là chúng ta đã hàng phục được tâm. Bởi thất tình từ trong tâm sanh ra, cho nên khi trong lòng hoan hỷ hay bực tức, đó đều là vì tâm đang bị xoay chuyển theo cảnh giới. Bây giờ chúng ta đã tìm ra căn gốc, vậy chúng ta sẽ không còn mê hoặc và cũng sẽ làm cho bọn thiên ma ngoại đạo phải hàng phục. Tại sao thiên ma ngoại đạo đến quấy nhiễu tâm mình? Bởi chúng ta đã dùng tâm tình cảm của mình một cách quá độ. Một khi hướng cầu bên ngoài, tâm chúng ta sẽ không an tĩnh. Do đó chúng ta đã dẫn dắt ma mị vào trong tâm mình để làm chủ nhân ông. Nếu chúng ta nghe theo mệnh lệnh và chịu sự chỉ huy của nó, vậy là chúng ta không còn quyền tự chủ và sẽ làm nô lệ cho nó thôi.

Trích “Khai Thị 6” Hòa thượng Tuyên Hóa










su minh tue
thich minh tue




🏳️‍🌈 Nguyện đem công đức này trang nghiêm Phật Tịnh Độ
trên đền bốn ân nặng dưới cứu khổ ba đường
nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề
hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc.


🌻